CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH XE?

CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH XE?

Nếu xe không được khởi động trong một thời gian dài, một số lỗi có thể xảy ra. Trước khi vận hành xe, bạn nên kiểm tra xe một cách chi tiết để đảm bảo tất cả các bộ phận có thể hoạt động bình thường trước khi khởi hành. Một số bác tài mới có thể không biết những khía cạnh nào cần được kiểm tra. Bạn có thể làm theo từng hạng mục kiểm tra sau đây để tránh những vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn:

 

1. Kiểm tra các loại dung dịch trên xe:

 - Bạn hãy kiểm tra xem có cần bổ sung thêm các loại dung dịch nào trên xe hay không. Bao gồm: dung dịch làm mát động có, nhớt động cơ, nhớt hộp số, dầu phanh, dầu trợ lực,… và cả nhiên liệu. Nếu bị thiếu hụt thì phải bổ sung ngay dung dịch đúng loại, đảm bảo dung dịch luôn ở trạng thái trên vạch MIN và bằng hoặc dưới vạch MAX. Đồng thời kiểm tra rò rỉ nếu phát hiện, bạn hãy gọi ngày để hotline dịch vụ VM Motors để được hỗ trợ kịp thời.

 

2.  Kiểm tra nguồn Ắc Quy:

Nếu xe không khởi động trong thời gian dài, ắc quy sẽ bị hao điện và cần được sạc kịp thời để khởi động êm ái.

3.  Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:

Hệ thống nhiên liệu bị lẫn nước sẽ làm cho động cơ không hoạt động được. Bạn cần lưu ý đèn báo nước trong nhiên liệu trên màn hình Taplo, khi đèn báo sáng bạn cần xả hết nước ở đáy lọc tách nước. Và đảm bảo rằng, không còn nước và không khí lẫn vào hệ thống nhiên liệu, cũng như kiểm tra và thay thế lọc nhiên liệu định kỳ sau mỗi 10.000km.

4.  Kiểm tra các đường dẫn khí và đường ống dầu:

Kiểm tra xem các đường ống khác nhau có vết nứt, hiện tượng lão hóa hay không và các khớp nối bị lỏng hay không, đồng thời kiểm tra và xử lý kịp thời các nguy hiểm tiềm ẩn.

 

5.  Kiểm tra áp suất lốp:

Nếu đỗ xe lâu, áp suất lốp có thể thay đổi. Trước khi vận hành, bạn nên kiểm tra cẩn thận từng lốp xe để kiểm tra xem áp suất có phù hợp hay không, đồng thời giữ áp suất lốp ở cả hai bên ở mức ổn định nhất có thể để tránh hiện tượng lốp bị mòn không cần thiết. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra xem lốp có bị nứt, rò rỉ hơi hay không, đồng thời loại bỏ sỏi lẫn trong vết lốp.

6.  Kiểm tra hệ thống phanh:

Hệ thống phanh rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe. Hệ thống phanh phải được bảo dưỡng định kỳ. Xe tải không có điều chỉnh tự động cần phải điều chỉnh phanh bằng tay. Xe tải có điều chỉnh tự động cần kiểm tra xem có cần bôi trơn bộ phận điều chỉnh hay không, đồng thời kiểm tra lò xo hồi vị bầu phanh, lò xo căng guốc phanh, v.v. xem có vấn đề gì không; Ngoài ra, hãy kiểm tra độ mòn của má phanh và thay thế kịp thời. 

7.  Chú ý hơn đến ba hạng mục chính (Động cơ, Khung gầm, Hộp số):

Nhìn chung không có vấn đề gì với ba bộ phận chính, nhưng một khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của xe. Trước khi khởi hành, mọi người cũng nên kiểm tra ba bộ phận chính và chú ý xem sau khi khởi động có phát ra tiếng động bất thường hay không.

 

8.  Hệ thống lái cũng cần được kiểm tra:

Nhiều người sử dụng xe tải có thể bỏ qua phần kiểm tra này, chủ yếu là để kiểm tra độ bôi trơn của kết nối cơ khí của hệ thống này, xem mức dầu lái, bộ phận bơm và cơ cấu trợ lực có ở trạng thái bình thường hay không và vô lăng có rung lắc hay không…

 

(VM MOTORS)

 

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận